PHÁT HIỆN THÊM THƠ NGÔ MINH TẶNG HẢI BẰNG

Chiều hôm qua 6-7, lúc 16 giờ 30, tại ngôi nhà rất khang trang bày biện nội thất đẹp mắt của nhà thơ- nhà thư pháp Hải Trung ở đồi Quảng Tế thành phố Huế đã diễn ra cuộc gặp gỡ thân mật anh em văn nghệ sĩ Huế nhân ngày giỗ lần thứ 11 của Nhà thơ Hải Bằng. Thôi thì đông đủ những gương mặt tiêu biểu của Huế như Nguyễn Khoa Điềm, Hồng Nhu, Mai VĂn Hoan, Nguyễn Khắc Phê, LâmThi My Dạ, Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Khắc Thạch, Đặng Mậu Tựu, Nhất Lâm, KTS Phùng Phu, Nhụy Nguyên, Nguyên Quân, Hông Hạnh, Hạ Nguyên, Lê Tấn Quỳnh, Nguyễn Tích Ý, Chiến Hữu, Nguyễn Việt .v.v..và đông đảo anh em ở Công ty Phát hành sách, thư viện nới cơ quan cũ của nhà thơ Hải Bằng và bà con bên ngoại từ Đồng Hới vào. Cuộc tiệc rất nhiều món Huế , bia Huế và giộng Huế.
Tại cuộc tiệc gia đình nhà thơ Hải BẰng đã biếu mỗi người một tập sách TUYỂN HẢI BẰNG .Tập sách dày 630 trang, bìa cứng, in ấn rất đẹp , giá 160.000 đồng, do con trai của nhà thơ Hải Bằng sưu tầm, tuyển chọn ,biên soạn vẽ bìa và đầu tư in ấn. Tuyển tập gầm 5 phần lớn : 1- Tiểu sử tác giả; phần 2- Hải BẰng và thơ ca ( gồm phần Tác phẩm và dư luận ) ; 3- HẢi BẰng & Nghệ thuật tạo hình; 4- Đối thoại & Vĩ Thanh gồm những bài tự sự , đối thoại của Hải Bằng; 5- Phụ luc : Hải Bằng trong lòng thi hữu… Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì sau khi nghe phản ảnh tình hình in ấn tuyển tập Hải Bằng, nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định hỗ trợ tuyển tập một phần chi phí.
Điều đặc biệt vui đối với Ngô Minh là qua sưu tập và biên soạn TUYỂN HẢI BẰNG của Hải Trung, Ngô Minh mới biết mình viết rất nhiều bài viết về nhà thơ Hải Bằng. Trong tuyển Ngô Minh có 5 bài viết về thơ , tạo hình rễ cây của Hải Bằng được tuyển như :ĐỌC “HÁT VỀ NGỌN LỬA”;NHỮNG CON GIÁP CỦA HẢI BẰNG;
HẢI BẰNG-NÔ BỘC TẬN TỤY CỦA ĐẤNG THI CA ;HẢI BẰNG- THI SĨ LÍNH và SỐ PHẬN BÀI THƠ “KHÓC KẺ THÙ” CỦA CỐ NHÀ THƠ HẢI BẰNG. Về thơ Ngô Minh viết tặng anh Hải Bằng 3 bài, bài THƠ MỪNG TUỔI BẠN THƠ GIÀ đã được giới thiệu trên blog QUÀ TẶNG XỨ MƯA ngày 6-7-2009, còn 2 bài thơ Ngô Minh viết ứng tác trực tiếp trong khi xem triễn lãm tạo hình rễ cây Hải Bằng, viết rồi tặng anh Hải Bằng tạo chỗ nên không có bản lưu, lâu thành ra quên, bây giờ mới gặp lại những bài thơ của mình. Rất cảm ơn Hải Trung và hương hồn anh Hải BẰng . Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc 2 bài thơ này .

NGÔ MINH
VẼ ANH
Kính tặng anh Hải Bằng

Dấu chân chim ngang dọc
Mùa hạn vừa qua đây ?

Vầng trán nhàu con sóng
Thuyền ai vừa ra khơi ?

Đáy sỏi phơi lũng má
Sao còn nguyên nụ cười ?

Tàn thời gian trắng đượm
Lửa nào còn trên môi ?

Cát rắc bầm chân tóc
Sao xót vào mắt tôi ?

6-5-1980

NGÔ MINH

LẶNG IM CỦA RỄ

Rễ bao đời cần mẫn đất sâu
Nuôi thân cành vươn cao ánh sáng
Vòm lá bốn mùa chim chuyền lóng lánh
Lòng đất – đêm sâu rễ lặng im

Lặng im cơn mưa
Lặng im trận nắng
Dòng nhựa truyền qua im lặng
Sinh sôi sự sống đơm mùa
Tuổi trẻ màu hoa
Tuổi già ngọt thơm vị quả
Phù sa tròn hạt lúa vàng
Ơi rễ cây sần sùi thớ đất
Nuôi tình yêu bền chặt thời gian

Mắt em nhìn thăm thẳm biển xanh
Mạ nuôi con bước cao bước thấp
Cha đi đánh giắc, con mong…
Những dáng rễ cây nét đời ai tạc ?

Trên từng vuông đất
Em ơi hãy khẽ khàng chân bước
Đừng làm đau từng mạch nhỏ rễ đời
Bởi tay có bỏng rát những ngày
Cày đất và gieo hạt
Rồi tay lại làm thơ và múa hát
Còn rễ tảo tần nơi lặng im nén chặt
Kết tinh vị mật nuôi ta

Khi cây khô chết những mùa hoa
Rễ vẫn giữ cho người bài thơ cuộc sống

Huế, 4-1978

KHUYA BÊN MỘ BA


chi chít sao trời cát rắc
hồng hoang thập thững oan hồn
giờ ni ba lang thang hành khất
hay ngủ vùi đáy huyệt thời gian ?

năm mươi rằm tháng bảy
mộ ba như ngọn hải đăng
soi chân dung sự thật
con tìm

buổi sáng xưa con vừa biết khóc
mười hai phát đạn giặc cắm vào ngực ba
biển đỏ ngầu máu dựng
buổi sáng xưa con vừa biết khóc
may sao biển mặn tới giờ
may sao suốt hoàng hôn đời mạ
hồn ba về chắp nối câu ru

ba ơi
từ buổi ba mang uất hận xuống mồ
các con mang vết đạn trên ngực ba
đi rìm giặc cho đến ngày bạc tóc
buổi sáng xưa con vừa biết khóc
bây giờ khô nước mắt
bao giờ…

biển lập lòe lửa nhang sám hối
nỗi đau đâu dễ khỏa bằng
con lại về chân dò lối cát
nước mắt mồ côi và biển đồng hành…

Làng biển, 5-3 âm lịch

NGƯỜI ĐƯỢC VUA BAN “LỘC”

NGƯỜI ĐƯỢC  VUA BAN “LỘC”  

                  
Nhà nghiên cúu  Mai Khắc Ứng                                                  
      

 

           Huế, người ta gọi ông là “Nhà Minh Mạng học”. Ông thường xuyên lui tới Lăng Minh Mạng. Mỗi lần người Nhật Bản sang giúp Huế trùng tu  di tích  lăng ,ông đều được mời làm cố vấn.  Dường như sự nghiệp nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế của ông gắn liền với Minh Mạng, vị vua sáng  giá nhất trong 13 vua triều Nguyễn, với hai cuốn sách xôn xao giới sử học cách đây hơn 10 năm : Lăng của Hoàng đế Minh Mạng (1993) và Chính sách khuyến nông dưới thời Minh Mạng ( 1996). Có lẽ nhờ thế mà hương hồn vua Minh Mạng đã “ban” cho ông nhiều “lộc” trong công việc và đời sống. Đó là nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hoá  Huế Mai Khắc Ứng . Tiếp tục đọc

Phố Nối

NGÔ MINH

PHỐ NỐI

ai ngày xưa đứt gánh nửa chừng
nối với ai mà thành tên phố
nhà bên nhà trứng tồn tổ nhỏ
trong nắng rơm nghe nở tiếng học bài

                         Hải Dương, thu

nối bốn mùa săn hai cánh tay
bông lúa trổ nối trời với đất
bát cơm nối khổ nghèo hạnh phúc
con cúi rơm nối lửa bao đời

xóm giếng nắng mưa chín bỏ làm mười
câu ru nối lạt mềm buộc chặt
mẹ nối con xa đêm cời than bếp
em nối với anh khoảng cách lặng thầm

Phố Nối ơi xóm nhỏ bên đường
như vệt mực bên lề trang vở
tôi xa lạ bỗng nối vào với phố
với sâu xa châu thổ, nên lời…

Hello world!

Welcome to WordPress.com. This is your first post. Edit or delete it and start blogging!